In bạt quảng cáo Hiflex là nhu cầu rất lớn trong ngành quảng cáo. Designer làm quảng cáo kiếm tiền thì không thể không biết về bạt Hiflex. Hiện tại nhu cầu công việc chủ yếu online nên ít in ấn nên ráng viết lại cho nhớ biết đâu mai mốt sài. Mấy bạn nhắn tin hỏi mình vụ làm sao để in hiflex cho đẹp, chọn loại hiflex nào, thông số file in hiflex như thế nào … thì xem qua bài này nha.
Hiflex là gì ? các loại Hiflex
Hiflex là một loại vật liệu quảng cáo thông dụng phổ biến trong ngành quảng cáo. Ưu điểm của loại vật liệu này là giá rẻ, thường phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo ngắn ngày. Hiện tại có 2 loại hiflex thường dùng là loại xuyên đèn và không xuyên đèn, mỗi loại đều có nhiều độ dày mỏng khác nhau. Cần cân nhắc để chọn loại Hiflex phù hợp với nhu cầu.
1. Hiflex xuyên đèn
Còn gọi là in bạt hiflex thường. Loại này có nhiều độ dày mỏng khác nhau và thường ứng dụng để làm
- làm biển quảng cáo, bảng hiệu ngoài trời, bảng quảng cáo
- in băng rôn
- hộp đèn cửa hàng
- băng rôn, banner khuyến mãi
Giá thành của loại Hiflex này thường rất rẻ, giá xưởng chỉ tầm 20-30.000đ/mét vuông và phụ thuộc độ dày mỏng.
In lẻ vài mét thì 50.000 -> 80.000 tùy nơi tùy vào chi phí duy trì của cơ sở. (mặt bằng, nhân công, máy móc xịn dỏm, chất lượng hiflex …)
2. Hiflex deghi (không xuyên đèn)
Loại này thực chất cũng giống hệt Hiflex thường chỉ duy có khác là Hiflex không xuyên đèn. Phí sau màu xám thay vì màu trắng như hiflex thường.
Độ dày của các loại Hiflex
Khi mang đi in ở một số chỗ, người ta thường hỏi là in ngoài trời hay trong nhà thì nghĩa là hỏi về độ dày của Hiflex. Hiflex dày thì bền hơn, ít xuyên đèn hơn và thường dùng cho các biển quảng cáo lớn.
Loại mỏng | 0.32 ÷ 0.34 mm | băng rôn |
Loại trung | 0.36 ÷ 0.38 mm | Mặt biển đơn, biển hộp đèn, backdrop, phông sân khấu… |
Loại dầy | 0.46 mm | Pano, biển tấm lớn |
Các thông số chuẩn in bạt Hiflex đẹp
1. Chọn độ phân giải & kích thước file thiết kế để in bạt Hiflex
Mình thấy nhiều chỗ viết độ phân giải máy in là 720 – 1440 dpi thì mình cũng hơi choáng, không hiểu là độ gì mà kinh thế !!! Cho đến giờ cũng vẫn chưa hiểu lắm, bạn nào biết giải thích hộ cái nha.
Đối với in bạt hiflex thì mình chỉ để độ phân giải là 72dpi thôi là thấy nét rồi. Bảng hiệu là tầm nhìn xa vài mét cho tới vài chục mét. Với các bảng vài chục mét thì 50dpi cũng là đủ.
Thực tế | kích thước file | kích thước thực tế | chất lượng |
3 x 1(m) | 3 x 1(m) | 72 dpi | nét |
3 x 1(m) | 1,5 x 0,5(m) | 72 dpi | trung bình |
3 x 1(m) | 3 x 1(m) | 36 dpi | trung bình |
3 x 1(m) | 1,5 x 0,5(m) | 36 dpi | không nét, giành cho nhìn xa |
Chỉ có các ấn phẩm tầm tay cận mắt thì mới cần đến 150 hay 300dpi. Các bạn lưu ý điều này xuất file in cho nhẹ, xuất file đến nhà in cũng cho về 72dpi thôi.
Khi in standee hay banner kích thước 0,8×1,8 thì cứ dpi 150 mà chiến. Kích thước lớn thì cứ tùy theo khổ mà giảm xuống từ 100-72 dpi là ok rồi. Và phải xuất file tif mà in
Designer Dương Tiến Dũng – Group Đồ Họa Việt
2. Định dạng File in bạt Hiflex
Khâu cuối cùng ở các xưởng in mình từng hợp tác luôn là xuất ra file TIFF để chạy scripts in.
Nên bạn muốn để file gì cũng in được cả – không quan trọng. Corel, Ai, JPEG, TIFF, PDF … miễn sao hỏi trước bên kia có phần mềm đọc file đó là ok.
Xuất file Tiff thì là chuẩn nhất, nhưng mà file in sẽ nặng. Vì vậy, phần lớn in Hiflex mình chỉ xuất JPEG 72dpi là đủ. Đỡ phải outline font, embed ảnh tá lả bùng binh vào file gốc phiền phức mà chất lượng cũng không có gì khác nhiều so với file Tiff.
Tìm hiểu thêm: Các định dạng ảnh phổ biến Designer cần biết JPG, PNG, GIF, TIFF và BMP
Một điều thường nghe đồn là bà con in ấn thấy Adobe Ilustrator xuất file in đẹp hơn Corel. Mình không biết, chẳng thể kiếm chứng được. Nhưng thường các bên quảng cáo ngoài trời khổ lớn thì dùng Corel nhiều hơn là Ai.
Đối với các bảng hiệu ở trên cao lầu 2 lầu 3 mà to oạch tầm 2×5 (mét) mình chỉ để 40-50dpi. Khách tới nhận hàng mà bảo không nét thì nói họ lui ra xa 10 mét xem đảm bảo nét tưng.
3. Kích thước máy in bạt Hiflex
Khổ bạt in phụ thuộc vào máy in. Máy in phổ biến là size 1,5 mét và 3 mét.
Thông thường, nếu làm bảng hiệu có kích thước lớn thì các máy in không thể đáp ứng được nên nhà in thường dùng giải pháp “ghép bạt”. Có nghĩa là nhà in sẽ tự động chia file in ra nhiều tấm vừa với khổ máy in và dán ghép mối lại thành 1 tấm khổ lớn.
Yên tâm là mỗi ghép rất đẹp, nhìn xa vài mét là bó tay không thể thấy được đâu.
4. Hệ màu để in bạt Hiflex
Dùng hệ màu CMYK.
Tuy nhiên vì mỗi cơ sở đều có những cách chỉnh màu riêng nên tốt nhất nên in thử trước rồi mới đặt đơn hàng số lượng. Cũng một file thì có thể mang đi in 2 chỗ sẽ cho ra 2 màu, vì thợ in ở mỗi nơi có một mức độ tăng giảm màu cho máy in khác nhau nên cũng có chút hên xui.
5. Yêu cầu trước khi in bạt Hiflex
- In hiflex để làm bảng hiệu cần báo nhà in chừa biên ra tầm 10cm. Có nghĩa là nhà in sẽ để dư 1 khoảng trắng khoảng 10 cm.
- In băng rôn treo ngang thì thương yêu cầu xỏ cây. Cần nói trước khi in để chừa biên, sau đó dán biên xỏ cây.
- Nói rõ nhu cầu là in ngoài trời, trong nhà, làm bảng hiệu đèn hay … để bên nhà in tư vấn cụ thể. Tránh mất tiền ngu in lại.
Các việc hậu in bạt Hiflex
Một vài lưu ý để khỏi mất công về nhà tự làm mất thời gian phiền phức. Vì bên nhà in thường làm miễn phí mấy việc này cho khách.
Dán biên chỉ dùng cho băng rôn treo ngoài trời, bắn vào bảng hiệu hay nhu cầu khác thì không cần dán.
Đóng khoen để xỏ dây căng
Xỏ cây 2 đầu để băng rôn căng đẹp.
In bạt Hiflex ở đâu giá rẻ ? Công ty in ấn quảng cáo giá rẻ ?
Thực ra in bạt hiflex là đã nhất trong các loại vật liệu quảng cáo rồi, tuy nhiên nếu muốn tìm nơi in hiflex giá rẻ nhất thì các bạn có thể tìm đến các xưởng in Hiflex giá rẻ ở khu Tân bình. Khu vực này thường tập trung nhiều xưởng in lớn và họ nhận luôn cả các đơn hàng lẻ, đi xa chút để tiết kiệm được vài ly cà phê thì cũng đáng hả.
Và nếu in rẻ thì thường là loại bạt mỏng nhất nhé, biết trước khỏi kiện ^^ tiền nào của đó thôi.
Đi làm kiếm tiền đụng đến in bạt Hiflex thì chắc bạn cũng sẽ quan tâm đến các vật liệu in quảng cáo khác như In pp, In Decal, backflip films … mình sẽ chia sẻ ở các bài sắp tới. Nếu đúng thứ bạn quan tâm thì hãy bấm theo dõi nhé. Và đừng quên chia sẻ đến các bạn bè Designer những thông tin hữu ích.
Incoming search terms:
- https://toihocdohoa com/blog/thu-thuat-va-kinh-nghiem-in-bat-hiflex-quang-cao/
Ham học hỏi, học 1 hiểu 10 chỉ tội hơi nổ. Qua chặng đường 4 năm (2012-2016) với ngành đồ họa, blog Tôi học đồ họa này là nơi mình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về đồ họa.
[ học photoshop ] – [ Facebook ]– [ Liên hệ ]