Chọn logo phù hợp trước khi chọn logo đẹp, đây là điều tương đối cơ bản mà nhiều bạn mắc phải (không ngoại trừ mình). Có lẽ nguyên nhân lớn là do chưa xác định rõ cá tính của thương hiệu để lựa chọn các ngôn ngữ đồ họa thể hiện phù hợp mà chỉ chọn theo cảm quan đẹp xấu tức thời. Bài viết này chứa những thông tin rất hữu ích cho việc chọn ngôn ngữ đồ họa (chọn logo) phù hợp với cá tính thương hiệu.
Cá tính thương hiệu qua ngôn ngữ Đồ hoạ
Tôi lấy ví dụ một bài tk của học viên cũ
2. Khớp “Cá tính thương hiệu” với ngôn ngữ Đồ Hoạ
Tôi vẫn thỉnh thoảng nói về các ngôn ngữ đồ hoạ rải rác qua các bài viết. Bạn có thể tách lẻ nó ra để hiểu về tính chất từng ngôn ngữ một cách dễ dàng, nhưng thực chất, bạn không thể hiểu như thế khi nhìn vào một cái logo hoàn thiện. Bạn phải có kiến thức toàn diện tất các ngôn ngữ đơn lẻ để hiểu một logo đem lại cảm giác gì.
Các ngôn ngữ của Đồ Hoạ gồm:
- Khổ: ngôn ngữ giống hình
- Bố cục: kiểu ko gian/hướng/tỉ lệ ko gian/kích thước hình.
- Hình: tự nhiên/kỉ hà
- Mầu: ngôn ngữ mầu/ phối mầu/kĩ thuật mầu
- Chất liệu:
- Chữ: tách riêng, vì có thể có hoặc ko
Bước 1
Bạn có biết tại sao chúng ta cần biết sâu về Định vị thương hiệu không? (Định vị thị trường hiểu theo khía cạnh của thiết kế là một cảm xúc, đặc tính, lợi ích riêng biệt của sản phẩm/dịch vụ được lưu trữ trong tâm trí của khách hàng).
Vì rất đơn giản, cùng một nhóm từ mô tả cá tính: trẻ trung, hiện đại, thanh lịch…chẳng hạn, những khách hàng phân khúc từ 16 -25 sẽ nghĩ tới một kiểu hình ảnh cụ thể này; trong khi cũng vẫn cụm từ đó nhóm khách hàng từ 25-35 lại có quan niệm khác hẳn. Vì thế, bạn đừng bao giờ hiểu cá tính thương hiệu theo quan niệm của riêng bạn, mà phải cảm nhận được nó đúng như nhóm khách hàng mục tiêu cảm nhận. (Đọc về khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng cuối bài).
Dưới đây là một chuẩn cứ khai thác giả định của học viên:
- Tên thương hiệu: Bánh Donuts Daze.
- Mục đích thiết kế: Thiết kế mới.
- Đặc điểm nổi trội: An toàn cho sức khỏe. Bánh ko quá ngọt, ko quá khô.
- Khách hàng mục tiêu: Dành cho khách hàng trẻ, có thu nhập thấp (đối tượng chính độ tuổi từ 15 – 25).
- Chuẩn cứ logo (Hình ảnh thương hiệu muốn đạt được. Xếp theo mức độ quan trọng và thường có từ 3-5 tiêu chí. Tiêu chí đầu là tiêu chí nhất thiết phải đạt được và phải nổi bật nhất, các tiêu chí sau dù được thể hiện cũng không được lấn át tiêu chí quan trọng nhất).
- Trẻ trung
- Hiện đại
- Thân thiện
Bước 2: Nhận diện logo phù hợp dựa vào chuẩn cứ và ngôn ngữ Đồ Hoạ
Giữa vô số logo phác thảo, làm sao bạn có thể chọn ra những phác thảo phù hợp, tôi nói là phù hợp, tôi không nói đẹp.Tôi vừa đọc một topic, trong số đó nhiều cmt nói rằng, logo này hay logo kia đẹp sao không dùng. Tôi muốn nói với bạn, sa0 hoa hậu đẹp thế lại không phải là người mẫu sáng giá, vì mỗi lĩnh vực có tiêu chí riêng của nó. Hay không phải cứ là Miranda Kerr là bạn có thể diễn ở mọi show.
Vì điều này, mỗi lần bạn nào đó muốn hỏi tôi xem cái logo nào ổn hay không, tôi đều yêu cầu đưa cho tôi tiêu chí (cá tính thương hiệu, nhóm khách hàng…)
Quay lại phác thảo logo ở trên, dựa vào tiêu chí, tôi chọn logo chữ SỐ 2 và logo hình SỐ 7.1.
Logo phù hợp
- Về bố cục:
- Nó mang form tổng (hình dáng bao ngoài là các hình cơ bản: tròn & vuông) gợi cảm giác hiện đại. Dạng logo có chữ hợp với các thương hiệu mới và cũng là khuynh hướng hiện đại giúp khách hàng dễ nhớ hơn logo hình không.
- Nó mang hướng cân đối, tĩnh: tạo độ thân thiện với mắt người xem, cũng gợi cảm giác an toàn đối với tiêu chí đề ra.
- Tỉ lệ chi tiết cho với tổng chung của form khá lớn, tạo độ trẻ (mang hướng teen).
- Về hình:
- Thiết kế sử dụng hình tự nhiên: gợi cảm giác trẻ nhưng tự nhiên và thân thiện. Điều này không thể có được khi sử dụng hình kỉ hà – ngôn ngữ của phổ quát, khoa học, trật tự.
- Chữ hoặc hình đều được bo tròn: tạo độ an toàn và dễ thương.
Nhưng đây chỉ là dạng ý tưởng có tiềm năng phát triển, từ đây đến logo hoàn thiện còn một chặng đường dài. Còn tôi sẽ loại những ý tưởng ko phù hợp hoặc không có khả năng phát triển nữa. Bài sau tôi sẽ phân tích tiếp về những logo không đạt và vì sao…
Tôi không giỏi về marketing, nhưng tôi cũng xin nói rằng, bạn phải phân biệt nhóm khách hàng mục tiêu (nhóm doanh nghiệp đang muốn bán sp/dv cho họ), và nhóm khách hàng tiềm năng (nhóm mà doanh nghiệp định mở rộng trong tương lai). Những doanh nghiệp mới hầu như không có dự án ngay cho nhóm khách hàng tiềm năng, vì nhiệm vụ đầu tiên của họ là tồn tại. Nhiều bạn viết hỏi tôi về việc doanh nghiệp bán hàng cho người trẻ, nhưng có thể có khách hàng lớn tuổi và người nước ngoài mua. Trong trường hợp này 2 nhóm khách hàng này không phải là nhóm khách hàng mục tiêu, nên nó ko phải là mục tiêu của thương hiệu. Giống như giày Converse có khách hàng mục tiêu là thanh niên, nên họ duy trì cá tính thương hiệu trẻ trung, năng động. Họ không cấm tôi mua, nhưng tôi không nằm trong nhóm mục tiêu, thậm chí cũng chả nằm trong nhóm tiềm năng. Và nếu họ muốn mở rộng sang nhóm tiềm năng, thường họ phải có sp/dv mới phù hợp với nhóm tiềm năng trong kế hoạch, chứ không thể bán sp/dv cho teen mà lại hy vọng nhóm khách hàng công sở mua hào hứng được.
thiếu mất một bài, bạn nào muốn đọc inbox chị Thu Hương mà năn nỉ ^^
Logo không phù hợp
Chọn logo phù hợp trước khi chọn logo đẹp

1. Nhiều phác thảo bị nhầm lẫn giữa Icon & Logo
- Icon: là những hình ảnh nhỏ để bạn có thể hình dung được về 1 đối tượng hoặc chủ đề nào đó nhanh chóng. Nói một cách đơn giản, Icon trả lời cho câu hỏi: Tôi là cái gì?. Bạn có thể thấy các icon trên máy tính để chỉ chức năng về âm thanh (loa), hay về kết nối mạng (máy tính + cột sóng). Icon cần đơn giản, dễ hiểu và không cần có tính cách riêng, thậm chí càng phổ thông càng tốt.
- Symbol: Là dấu, tín hiệu hoặc từ ngữ để diễn tả về 1 ý tưởng, 1 đối tượng hoặc một mối quan hệ. Và symbol trả lời cho câu hỏi: Tôi như thế nào?
- Logo: chính là symbol được cá tính hóa, trừu tượng hóa cho từng thương hiệu riêng biệt. Ví dụ, Puma chọn con báo làm biểu tượng cho hãng mình để diễn tả cá tính riêng biệt của thương hiệu, nhằm phân biệt với Nike hay Adidas (Tất nhiên cá tính còn được thể hiện qua hình, mầu, chứ nếu vẽ con báo béo ụ, xinh xinh thì ko thể nào làm biểu tượng cho một hãng đồ thể thao có chút sành điệu thế này được).
2. Quá trừu tượng
3. Quá cụ thể
ban đầu điều này có thể tốt cho nhận diện, nhưng sẽ rất hạn chế về sau nếu thương hiệu muốn mở rộng kinh doanh. Việc thay thế sẽ tốn kém, và làm loãng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Ngoài ra, quá cụ thể cũng sẽ bị gần với cái chung, vì nếu bạn tả một cái gì đó có thật, cá tính riêng sẽ không còn nữa.
4. Các ngôn ngữ thị giác không phù hợp với cá tính thương hiệu.
5. Logo chữ
còn tiếp không ….các bàn đón đọc
Ham học hỏi, học 1 hiểu 10 chỉ tội hơi nổ. Qua chặng đường 4 năm (2012-2016) với ngành đồ họa, blog Tôi học đồ họa này là nơi mình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về đồ họa.
[ học photoshop ] – [ Facebook ]– [ Liên hệ ]