Cho đến ngày nay, dù ở nông thôn hay thành thị thì việc sử dụng tiếng Việt trên máy vi tính là quá bình thường. Thậm chí cả điện thoại và tablet cũng có thể dùng tiếng Việt thoải mái.
Để có được sự tiện dụng đó thì không thể không kể đến sự góp sức của những người phát triển các bộ gõ tiếng Việt như WinVNKey, Unikey, VietKey … Giúp chúng ta dễ dàng đọc tài liệu tiếng Việt, soạn thảo duyệt web hay gửi văn bản tiếng Việt đi nơi khác một cách dễ dàng mà không lo lỗi font.
Bạn là web-master, designer, hay coder thì đều cần phải tránh xảy ra lỗi font tiếng Việt. Thử tưởng tượng đến một ngày website hay quyển ebook của bạn bị lỗi không thể đọc được phần tiếng Việt. Hãy giành ra vài phút tìm hiểu cách phòng tránh lỗi font tiếng Việt, mọi thứ sẽ an toàn ngay thôi.
Đây là bài đầu tiên của seria tìm hiểu font tiếng Việt của mình. Bài này mình tổng hợp lại một số mốc liên quan đến sự phát triển của các bộ mã Font tiếng Việt. Xem như lời cảm ơn đối với tất cả những người đã góp công để có được sự tiện dụng đơn giản như ngày hôm nay.
Các mốc phát triển font chữ
Máy vi tính đầu tiên của Việt Nam
Máy tính đầu tiên của Việt Nam là chiếc VT82 ra đời năm 1982. Lúc đó chưa thể sử dụng tiếng việt có dấu trên máy tính. Tuy nhiên đây cũng là một mốc đáng nhớ, vì nếu không có Máy vi tính thì font chữ chắc chắn sẽ không tồn tại.
1992 bộ gõ tiếng Việt đầu tiên ra đời
WinVNKey ldo nhóm thảo chương TriChlor tại Hoa Kỳ thực hiện từ năm 1992. Đánh dấu mốc đầu tiên để sử dụng font tiếng Việt trên máy vi tính.
Rất có thể font chữ tiếng Việt đầu tiên trên PC cũng xuất hiện vào thời điểm này, và do chính nhóm TriChlor này Việt Hóa. Tuy nhiên đó chỉ là phỏng đoán của cá nhân mình thôi.
Đến 1993, định nghĩa cụm từ Công-nghệ-Thông-tin chính thức được pháp luật công nhận và đưa vào văn bản. Đánh dấu thời kì đầu phát triển ngành này.
Vietkey ra đời năm 1994 bởi Đặng Minh Tuấn
Vietkey ra đời năm 1994 bởi Đặng Minh Tuấn, một kỹ sư trẻ của Viện Tự động hóa KTQS-Bộ Quốc phòng (nay là Đại tá, Tiến sĩ, Phó Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về an toàn thông tin). Ban đầu, phần mềm là dạng keyboard chạy trên nền Windows, được phát hành miễn phí trên Internet. Về sau, hình thành nhóm Vietkey Group do Đặng Minh Tuấn làm trưởng nhóm, phát triển cả bộ công cụ Vietkey, bao gồm cả bộ Vietkey Office dùng để chuyển đổi bảng mã ký tự Việt, các công cụ Vietkey 4 Palm, Vietkey 4 PPC, Vietkey 4 Linux và cả hệ điều hành Vietkey Linux. Nhóm đã góp phần tích cực trong việc vận động áp dụng bảng mã UNICODE tại Việt Nam thay cho các bảng mã TCVN3 và VNI cũ.
Sau năm 2004, nhóm Vietkey không phát triển thêm các sản phẩm xử lý ký tự tiếng Việt nữa do tiêu chuẩn về bảng mã UNICODE đã được chính thức áp dụng tại Việt Nam. Vì vậy phần mềm Vietkey chỉ dừng lại ở phiên bản 2002. Tuy nhiên, vẫn có thể tìm thấy những bản Vietkey không chính thức được phát triển sau này do chính tác giả Đặng Minh Tuấn phát hành.
1998 – xuất hiện các font Unicode tiếng Việt đầu tiên
Tháng 6 năm 1998, một số font unicode được bổ sung Glyphs dấu tiếng Việt như Arial, Tahoma và Verdana. Trong đó font có nhiều Glyphs tiếng Việt nhất là Tahoma.
Ngày 22 tháng 12 năm 1999, website đầu tiên thành công trong việc dùng font Unicode hiển thị tiếng Việt. Trang vovisoft.com – của một nhóm các lập trình viên người Việt làm việc nghiên cứu tại Úc.
2000 – Bộ gõ Unikey hỗ trợ mã Unicode
Năm 2000, bộ gõ Unikey của Phạm Kim Long bổ sung hỗ trợ font bộ mã Unicode và trở thành bộ gõ thông dụng nhất cho đên ngày nay.
Ngày nay – thống nhất giang sơn, quy về một mã
Sự bao trùm của font chữ Unicode là không thể bàn cãi. Font tiếng Việt cũng ngày một đa dạng hơn, có hàng ngàn font chữ Unicode đã được việt hóa – hỗ trợ tiếng Việt.
Vậy, bạn có nghĩ như vậy là đủ ?
Việc Việt hóa font chữ trở thành nhu cầu cơ bản đối với các designer, ở các bài sau mình sẽ hướng dẫn cách nhanh nhất để Việt hóa một bộ font chữ. Bạn có thể Việt hóa 1 font chữ một cách nhanh chóng và đơn giản nhất.
Tìm hiểu để tránh lỗi font tiếng Việt, khắc phục lỗi font Tiếng Việt hay Việt hóa font chữ thì đừng quên subscribe để đón đọc các bài tiếp theo nhé.
Tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_th%C3%B4ng_tin
Việt hóa banner: Em đang coi quán. Anh đến ngay đi, muộn lắm rồi…
Incoming search terms:
- https://toihocdohoa com/blog/font-tieng-viet-1-lich-su-phat-trien-cua-font-tieng-viet/
Ham học hỏi, học 1 hiểu 10 chỉ tội hơi nổ. Qua chặng đường 4 năm (2012-2016) với ngành đồ họa, blog Tôi học đồ họa này là nơi mình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về đồ họa.
[ học photoshop ] – [ Facebook ]– [ Liên hệ ]