Tự học Thiết kế đồ họa nên bắt đầu từ đâu ?
Người viết : https://fb.com/cuongvlog
Nếu bạn là một kẻ tự học thiết kế đồ họa thì … chắc cũng có thắc mắc như vậy, như khi Cường vừa bước vào con đường đồ họa này vài năm trước. Có thể nói bài viết này là một tự sự tóm tắt quá trình tự học đồ họa, từ lúc bắt đầu đến lúc kiếm được những đồng tiền đầu tiên. Trong bài có một số chữ màu cam chính là các bài viết nhỏ khác, bạn hãy click vào đó để xem nhé. Nếu tìm ra keyword việc tự học thì hãy để lại lời bình cùng chia sẻ nhé.
Bạn có thích thiết kế đồ họa không ? Đây sẽ là câu hỏi đầu tiên bạn cần phải trả lời trước khi lao đầu vào ngành này.
Bạn bảo thích mà không làm thì Cường không cho đó là thích. Còn nếu thích mà đang thắc mắc không có năng khiếu vẽ, thẩm mĩ sợ học Thiết kế đồ họa không được thì nên thay đổi tư duy. Cường đoán là bạn rất thích mấy cái sản phẩm đồ họa đẹp lung linh con tinh tinh – hay sáng tạo đến bá đạo đúng không.
Và sự thật thì … hầu hết các sản phẩm đồ họa làm ra đều có mục đích là “làm cho mọi người yêu thích”. Nên nếu khảo sát trên 100 người thì chắc cũng phải đến 80 người bảo thích.
Vậy thì làm sao để biết bản thân có thực sự yêu thích Thiết kế đồ họa ? Mình nghĩ rằng bạn nên biết Thiết kế đồ họa là gì? Gồm những gì ?
Chọn đúng công việc yêu thích, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong suốt cuộc đời.
Thật vậy, cho dù bạn có thích game hay thích cái shjt gì đi chăng nữa vẫn sẽ có những nghề phù hợp với bạn. Nhưng tin mình đi, chẳng có con đường nào bằng phẳng cả. Rất có thể bạn sẽ lầm tưởng, bạn sẽ chọn sai ngành so với khả năng hoặc hàng tá lý do vớ vẩn gây ra nản chí và dẫn đến thất bại.
Nhưng nếu bạn sợ, bạn không giám trải nghiệm, không dấn thân thì làm sao để biết có yêu thích và phù hợp với công việc Thiết kế đồ họa!!!
Thậm chí, có những bạn sinh viên học đến năm 4 Đại Học mới chợt nhận họ không phù hợp với ngành đang học. Nếu như bạn hỏi, mình sẽ xúi bạn cứ bỏ học ngay đi và đi theo đam mê. Mình nghĩ là trễ vài năm vẫn được, thà trễ mà được làm công việc yêu thích còn hơn làm những công việc không yêu thích suốt đời.
Vì thế, đừng để đến già rồi mới nhìn lại và tiếc nuối. Nhé!
Đây là xúi bậy, giám chơi giám chịu nha.
Tò mò trong trường lớp được học những gì, mình đi hỏi các bạn học ĐH-CĐ thì các bạn đều bó tay. Mượn giáo trình của một vài trường Đại Học thì khá shock vì cực kì ngắn gọn và xúc tích, đọc rất kỹ mà chẳng hiểu gì ráo. Cái mà các bạn ấy được học ở ghế ĐH-CĐ chủ yếu qua việc làm bài tập thực hành và trao đổi với giáo viên – rất khó để truyền đạt lại.
Sau đó, mình quyết định vào học tại PolyArt Academy với mong muốn củng cố nền tảng tốt hơn. Vừa học vừa làm hy vọng sẽ tìm thấy thứ mình cần. Và mình đã bỏ học ở môn học cuối cùng – môn làm đề tài tốt nghiệp.
sau 2 năm học mình mới sáng mắt ra vài điều trước đây đã biết nhưng không tin
- Trung tâm thực chất chỉ là nơi đào tạo nghề, nó tập trung phần lớn vào đạo tạo sử dụng công cụ Photoshop – Illustrator – Indesign … bla bla các kiểu. (cái này tự học ở nhà cũng được). Phần mềm cập nhật mới là kiến thức lỗi thời ngay.
- Trung tâm vẫn là trung tâm, không bao giờ có thể thay thế được bậc ĐH-CĐ. Nền tảng tốt sẽ giúp bước tiến thuận lợi hơn.
- Dù học ở đâu thì kỹ năng tự học vẫn luôn luôn quan trọng.
Khá là thất vọng, nhưng có khi lại là tin vui cho các bạn tự học Thiết kế đồ họa.
Quay lại học ở Trung tâm đào tạo đồ họa, mình thấy có một điều hết sức giá trị ở Polyart mà các bạn theo học ở đây chẳng bao giờ để ý – đó là đội ngũ giảng viên. Polyart là một phần của trường ĐH Mỹ Thuật TPHCM nên giảng viên cũng “xịn”, hầu hết đều là những người có thâm niên trong các ngành thiết kế.
Chắc chắn là mình không thể bỏ lỡ cơ hội này được, lân la lên bàn đầu ngồi – mình hỏi về kiến thức nền tảng, về keywords ngành, rồi tám chuyện luyên thuyên về công việc bla bla … các kiểu. Thật sảng khoái vì thầy cô nào cũng rất dễ mến.
Từ đó thì tư duy cũng mở mang hơn đôi chút.
Nhất là phải nhắc đến thầy Đức Sơn (P.HT CĐ Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai), thời điểm đó thầy đứng lớp mình môn thiết kế web. Và dù trước đó thì mình đã có đọc qua quyển “Nguyên Lý Design Thị Giác – thầy Nguyễn Hồng Hưng” nhưng khi trao đổi với thầy Sơn thì mới thực sự tự tin để mà khẳng định đây chính là nền tảng mà mình cần phải bổ sung.
Hơn ai hết, Cường hiểu những cái giá phải trả cho sự tự học mà chị Vũ Thu Hương đã viết trong bài “Sự thật về các con đường học Đồ Họa“
- là đi lạc đường
- là học lan man
- là thực hiện các kỹ năng sai lặp lại nhiều lần thành thói quen (không phân biệt được đúng sai)
- là thời gian
vì nếm trải nên rất thấm thía. Cái gì có thể lấy lại được chứ thời gian thì không, bạn bè bằng tuổi đều nhà cửa ổn định – có đứa mua xe hơi – còn mình …ngồi viết về những cái dốt của bản thân.
Hiện tại là Freelancer vẽ áo thun, tập sống chậm hưởng thụ cuộc đời thôi. Nếu bạn có nhu cầu vẽ áo thun thì cứ thoải mái liên hệ.
Ở đây Cường muốn chia sẻ lại với các bạn những mấu chốt để tự học Thiết kế đồ họa hiệu quả hơn. Để nếu may mắn thì sẽ trả tiền và thời gian ít hơn trên con đường tự học Thiết kế đồ họa của bạn.
Nếu được như vậy thì phải mời Cường cà phê đấy nhé.
Dù cho có rất nhiều lời khuyên là nên thi lại vào Đại Học để có nền tảng, nhưng vì sức ép từ gia đình xã hội hoặc các lý do chủ quan nào đó nên …chỉ một số rất ít luyện thi lại, số nhiều hơn thì lựa chọn các trung tâm ngắn hạn (Polyart – DPI – ARENA …),… và không ít bạn chọn cách tự học Thiết kế đồ họa.
Thật tuyệt, vậy thì …
… tự học Thiết kế đồ họa nên bắt đầu từ đâu ?
Bây giờ nếu bạn quyết định bắt đầu tự học Thiết kế đồ họa thì hãy chuẩn bị đủ quyết tâm để biến hôm nay thành một cột mốc đáng nhớ nhé.
Bắt đầu từ một việc cực kỳ đơn giản. Thay vì cập nhật các tin tức lá cải cướp – giết – hiếp, mỗi buổi sáng hãy lướt qua các Tạp chí & Blog giành cho Designer.
Việc làm đơn giản này sẽ tạo cảm hứng và khơi dậy ngọn lửa đam mê bất tận trong bạn. Không tin thì cứ thử xem
Theo số liệu điều tra thì
- 95% các bạn tự học đều bắt đầu với môn Photoshop.
- 96% các bạn tự học phối màu theo cảm tính không có lý do rõ ràng.
- 97% các bạn tự học ghép ảnh không giống thật vì sai ánh sáng.
- 98% các bạn không biết dẫn dắt mắt nhìn.
- 99% các bạn tự học thiết kế đồ họa đều không vẽ tay tốt.
và 100% số liệu ở trên là do Cường hư cấu.
Sự thực là mình là kẻ gặp phải các vấn đề kể trên. Đó chính là bị hổng kiến thức nền tảng của Thiết kế đồ họa. Hầu hết nằm trong Nguyên lý thị giác.
JUST DO IT NOW!
1. Hãy bắt đầu từ Nguyên lý thị giác – nền tảng của đồ họa
Theo như thầy Đức Sơn thì môn này chính là nền tảng của cả Mỹ Thuật, Kiến Trúc và Thiết kế. Và khi tìm hiểu mới thấy được các ứng dụng của các nguyên lý này là vô cùng lớn. Các bài viết chia sẻ về bố cục ảnh, về điểm vàng, về tỷ lệ bla bla các kiểu đều xuất phát từ những nguyên lý thị giác này.
Nguyên lý thị giác được dạy kỹ ở bậc ĐH-CĐ thông qua các môn học cụ thể như Hình họa, Màu sắc, bố cục. Điều này lý giải tại sao các bạn theo hệ ĐH-CD thường có sản phẩm chau chuốt tốt hơn.
Dưới đây là 10 yếu tố chi phối thị giác trong thiết kế, mỗi yếu tố sẽ có đặc tính riêng. Bạn sẽ tạo ra các ý tưởng, truyền tải được các thông điệp cần dưa vào đến khách hàng nếu như sử dụng và kết hợp các yếu tố này một cách hợp lý.
- Line : đường nét
- Color : ánh sáng/màu sắc
- Shape : mảng khối
- Space : không gian
- Texture : chất liệu
- Typography
- Size / scale : kích thước
- Dominance and Emphasis : điểm nhấn
- Balance : cân bằng
- Harmony : nhịp điệu
Sản phẩm của bạn là đẹp hay xấu – nó có làm khách hàng hài lòng hay không là do các yếu tố này quyết định phần nhiều. Chỉ là phần nhiều thôi nhé, bởi vì ngoài ra thì các bạn cũng cần thêm các kỹ năng mà mình nói tiếp ở phần tiếp theo.
Thiếu kiến thức về Nguyên lý thị giác là một lỗ hổng lớn đối mà nhiều người tự học Thiết kế đồ họa mắc phải. Nhưng nếu bạn đã đọc đến những dòng này thì bạn không còn là kẻ tự học một cách mò mẫm không định hướng nữa rồi.
Hãy tham khảo thêm
- Tài liệu:
Graphic Design – The New Basic (1st)
Graphic Designer – The New Basic 2015 (2nd edition) - Keywords: Visual elements of design (updating…)
2. Photoshop, Illustrator & Indesign
Bạn không thể sử dụng phần mềm thì bạn sẽ không thể là một Graphic Designer được. Và đã là dân thiết kế thì nên sử dụng tốt ít nhất là 1 trong 3 phần mềm này
- Photoshop: chỉnh sửa ảnh
- Illutrator: thiết kế sản phẩm in ấn, trên nền tảng vector (logo, baner, brochure, flyer, namecard …)
- Indesign: dàn trang sách báo tạp chí
Sự thực là hầu hết mọi người lại tập trung vào Photoshop để làm tất cả mọi thứ. Đó cũng là điều hợp lý vì Photoshop khá là bao quát và có thể sử dụng được cho nhiều trường hợp. Vì vậy, khi bạn muốn sử dụng Photoshop chuyên nghiệp thì nhất định hãy xem Cách học photoshop nhanh nhất ?
Hoặc tham khảo khóa tự học Photoshop
3. Sáng tạo và Sao chép
Sao nhiều người lại lên án việc Sơn Tùng MTV cover, đạo nhạc, đạo trang phục bla bla các thứ. Thế thì trái ngược với sao chép thì là sáng tạo đúng không? Vậy tại sao phải sáng tạo ra cái mới ? Designer và sự sáng tạo có liên quan gì ?
Những thứ liên quan đến sáng tạo có vẻ như là một chủ đề rất hấp dẫn với người thiết kế. Ta cùng tìm hiểu về sáng tạo:
- Sáng tạo là gì ?
- Sáng tạo để làm gì ?
- Làm thế nào để sáng tạo ?
Giải quyết được 3 câu này là đã vượt qua được một chặng đường lớn để đến vơi thiết kế rồi. Tất cả những thứ liên quan đến sáng tạo sẽ nằm ở seria Kỹ năng sáng tạo
Cường nghĩ là các bạn cần có cái nhìn đúng hơn về phần mềm bản quyền. Hãy tôn trọng công sức của người khác, hãy mua Photoshop bản quyền nếu có thể. Nếu không thể mua, hãy dùng các phần mềm chỉnh sửa ảnh miễn phí 2017.
4. Các kỹ năng & kiến thức khác
Ngoài ra, để trở thành Designer chuyên nghiệp thì bạn cần thêm một số kỹ năng & kiến thức quan trọng khác.
- Kỹ năng sử dụng google
- Kỹ năng vẽ phác thảo
- Tiếng anh cho Designer
- Kiến thức Marketing – thương hiệu
- UX & UI
- Kỹ năng làm việc với khách hàng
- Tìm hiểu Typography
- Các định dạng ảnh
- Tìm hiểu Font chữ tiếng Việt – Việt hóa font chữ
- Các mấu chốt cần biết về màu sắc dành cho Designer tự học
- Theo dõi các tạp chí thiết kế để giữ lửa và tạo cảm hứng thiết kế
- Kiến thức xã hội (updating…)
- (updating…)
Kinh nghiệm cho Designer đi làm
Công cụ để học tập & làm việc Thiết kế đồ họa
Thiết bị
Đối với Designer thì cần thiết nhất vẫn là một cái máy tính tốt. Tuy nhiên nếu như kinh tế chưa cho phép thì bạn vẫn có thể chọn một chiếc Laptop đồ họa giá rẻ theo các tiêu chí riêng cho Thiết kế đồ họa.
Hoặc có điều kiện thì bạn hãy xem thử các dòng Macbook, dòng máy đã gây nghiện cho bao nhiêu con tim giới thiết kế.
Ngoài máy tính ra bảng vẽ Wacom cũng là một công cụ tuyệt vời. Vẫn có những người thích dùng chuột hơn wacom, tuy nhiên với riêng Cường thì đã sử dụng wacom thay hẳn con chuột và thấy rất hài lòng với hiệu quả mà nó mang lại.
Mà ngoài Wacom ra thì bạn còn có thể xem hãng Huion nữa, đó cũng là một hãng bảng vẽ ngon lành.
SketchBook và bút chì để phác thảo các ý tưởng lóe lên trong cuộc sống cũng là vật bất ly thân với nhiều designer.
Làm việc ít – hiệu quả cao với “Plugin & Tiện ích”
Ngoài những công cụ phần cứng thì phần mềm là một thứ giúp tăng hiệu suất công việc một cách khó tin. Dân ta dùng miễn phí thành thói quen nên ít người thấy được giá trị thực của phần mềm mà tận dụng.
Nếu như biết tìm tòi và sử dụng phần mềm & plugin thì công việc sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Tại blog này, mình cũng sẽ chia sẻ các Plugin miễn phí và giới thiệu một số phần mềm trả phí hiệu quả.
Một số như là
- Tạo lưới trong Photoshop: Plugin Guide Guide
- Quản lý font chữ: FontViewer
- Chuyển giọng đọc thành văn bản: Đọc thành chữ
Nghề thiết kế đồ họa làm việc kiếm tiền như thế nào ?
Chẳng cần phải hỏi học đồ họa có sợ thật nghiệp không vì có rất nhiều cách để designer kiếm tiền. Các bạn học ở ĐH-CĐ hay cả ở Trung tâm thì đến năm thứ 2 là đã bắt đầu có đất diễn rồi. Nếu có thất nghiệp thì thử tìm hiểu nguyên nhân tại đây.
Cho dù là tự học Thiết kế đồ họa thì vẫn có thể kiếm tiền được, bạn có tin không ? Thâm chí mình biết vài bạn tự học Thiết kế đồ họa xong kiếm tiền rất dã man. Nếu có dịp mình sẽ xin xỏ phỏng vấn mấy người này.
Và đến khi bạn có một lượng kiến thức nhất định thì còn có rất nhiều cách kiếm tiền để bạn lựa chọn
- Làm việc tại các công ty dịch vụ thiết kế, in ấn.
- Làm việc tại các công ty Agency.
- Làm việc tại các công ty Client.
Ngoài ra nếu bạn là một người yêu thích tự do, muốn tự làm chủ cả về thời gian lẫn tiền bạc thì có thể trở thành một Freelancer (người làm tự do). Với vốn tiếng anh khá thì bạn hoàn toàn có thể làm việc cho khách hàng trên toàn thế giới và nhận USD bằng Paypal (hoặc Payoneer) rồi rút về ngân hàng Việt Nam.
Dưới đây là một số cách kiếm tiền của Freelancer Thiết kế đồ họa
- Đầu tư vào việc tạo thu thu nhập thụ động.
- Làm Freelancer cho khách hàng người Việt tại TOISE.NET
- Làm việc thiết kế áo thun tại các team bán áo thun
- Làm Freelancer tại các website việc đồ họa toàn cầu: Fiverr, 99Designs, DesignCrowd, freelancer(dot)com (updating…)
- 5 cách săn khách hàng cho Freelance Designer
Tự học Thiết kế đồ họa là một con đường gian nan vất vả, và nếu bạn tìm thấy gì đó có ích tại đây thì hãy comment thảo luận cũng như để lại những chia sẻ góp ý cho Cường nha.
Incoming search terms:
- học thiết kế đồ họa
- thiết kế đồ họa
- https://toihocdohoa com/blog/tu-hoc-thiet-ke-do-hoa-nen-bat-dau-tu-dau/
- học đồ họa
- tự học thiết kế đồ họa
- học thiết kế
- hoc thiet ke do hoa
- thiết kế đồ họa cần học những gì
- học design
- tự học đồ hoạ
Ham học hỏi, học 1 hiểu 10 chỉ tội hơi nổ. Qua chặng đường 4 năm (2012-2016) với ngành đồ họa, blog Tôi học đồ họa này là nơi mình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về đồ họa.
[ học photoshop ] – [ Facebook ]– [ Liên hệ ]