Creative commons là gì mà khi up tác phẩm lên Youtube, Flickr, ShutterStock, Deviant Art… đều phải chọn. Có thể bạn sẽ liên tưởng đến một cái gì đó liên quan đến giấy phép bản quyền gì đó. Vậy thực sự thì Creative Commons là gì, nó có giúp ích gì đến công việc thiết kế của Designer không?
Creative commons là gì ?
Creative Commons (cc) là một loại giấy phép bản quyền miễn phí cho công chúng, nó cho phép người khác sử dụng lại tác phẩm của bạn. Các giấy phép của Creative Commons chỉ là một ý tưởng, không có bất cứ luật nào hỗ trợ cả.
Trang chủ: https://creativecommons.org/
Được sáng lập từ 2001, CC tạo ra là để giúp đỡ artist/developer chia sẻ kết quả công việc lên internet. Chừng nào bạn và mọi người đều tôn trọng Creative Commons thì nó vẫn sẽ hoạt động, và nếu bạn không tôn trọng nó thì cũng chả có pháp luật của nhà nước nào làm gì bạn.
Không tuân thủ Creative commons thì sao?
Sức mạnh của Creative Commons nằm ở việc chơi với các ông lớn như Google, Youtube, Adobe và gần như tất cả các website có dùng đến sản phẩm sáng tạo. Khi bạn up video lên youtube hay Flickr thì sẽ có tùy chọn thẻ Creative Commons.
Được sáng lập từ 2001, CC tạo ra là để giúp đỡ artist/developer chia sẻ kết quả công việc lên internet. Chừng nào bạn và mọi người đều tôn trọng Creative Commons thì nó vẫn sẽ hoạt động, và nếu bạn không tôn trọng nó thì cũng chả có pháp luật của nhà nước nào làm gì bạn.
Không tuân thủ Creative commons thì sao?
Sức mạnh của Creative Commons nằm ở việc chơi với các ông lớn như Google, Youtube, Adobe và gần như tất cả các website có dùng đến sản phẩm sáng tạo. Khi bạn up video lên youtube hay Flickr thì sẽ có tùy chọn thẻ Creative Commons.
Và nếu bạn có đọc qui định đăng ký (chắc khó) thì sẽ thấy quy định về tuân thủ giấy phép Creative Commons. Khi bạn không chơi với các website lớn này thì cứ vi phạm thoải mái, và yên tâm là chẳng ai làm gì được bạn đâu. Có chăng là tự dằn vặt bởi tòa án lương tâm thôi.
Các loại giấy phép của Creative Commons
Creative Commons có 6 loại. Để dễ nhớ thì chỉ cần nhớ 4 biểu tượng sau:
Một loạt các giấy phép nguyên thủy đều cho phép những “quyền nền tảng”. Chi tiết của những giấy phép này phụ thuộc vào phiên bản, và có thể lựa chọn một hoặc vài điều kiện sau:
Ghi công (by): Người nhận được giấy phép có thể sao chép, phân phối, trưng bày và trình diễn tác phẩm và tạo ra các tác phẩm phái sinh dựa theo tác phẩm gốc với điều kiện là họ phải ghi công tác giả hoặc người trao giấy phép theo cách họ yêu cầu.
Phi thương mại (nc): Người nhận giấy phép có thể sao chép, phân phối, trưng bày, và trình diễn tác phẩm và tạo ra các tác phẩm phái sinh dựa trên tác phẩm gốc chỉ với mục đích phi thương mại.
Không cho phép tác phẩm phái sinh (nd): ai cũng được sao chép, phân phối, trưng bày và trình diễn nhưng phải đúng nguyên văn, nguyên bản tác phẩm, không được phép có tác phẩm phái sinh từ nó.
Chia sẻ nguyên gốc (sa): ai cũng có thể phân phối tác phẩm phái sinh nhưng bắt buộc phải dùng lại giấy phép y hệt như giấy phép cc của tác phẩm gốc.
Hiện nay có 6 loại giấy phép cc:
- Chỉ Ghi công (by)
- Ghi công + Phi thương mại (by-nc)
- Ghi công + Không phái sinh (by-nd)
- Ghi công + Chia sẻ nguyên gốc (by-sa)
- Ghi công + Phi thương mại + Không phái sinh (by-nc-nd)
- Ghi công + Phi thương mại + Chia sẻ nguyên gốc (by-nc-sa)
Creative commons và Việt Nam
Mặc dù trang chủ cc thì có Việt Nam trong danh sách, nhưng trang chủ của CC Việt Nam (http://beta.ccvietnam.vn/home) đã đóng cửa từ ngay bản beta vào 2011.
Việc đại diện cho tổ chức cc này là theo hình thức gửi email đăng ký. Nếu muốn, bạn có thể gửi email về affiliate-program@creativecommons.org để trao đổi chi tiết.
Kết luận
Bất ngờ chứ!
Bạn thấy Creative commons thế nào, thực sự thì đây cũng chỉ là một tổ chức tự phát phi thương mại không chơi với nhà nước, chỉ chơi với mấy anh giàu có tư bản. Mặc dù không toàn diện nhưng nó thực sự hữu ích đúng không.
Incoming search terms:
- Creative Commons
Ham học hỏi, học 1 hiểu 10 chỉ tội hơi nổ. Qua chặng đường 4 năm (2012-2016) với ngành đồ họa, blog Tôi học đồ họa này là nơi mình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về đồ họa.
[ học photoshop ] – [ Facebook ]– [ Liên hệ ]