Hế lô, có phải bạn đang muốn tìm hiểu về cấu hình máy đồ họa không ? Chuyện là Cường cũng vừa mới tìm hiểu và đi xin tư vấn tứ tung để lắp một con máy PC cho việc đồ họa.
Nếu bạn tìm được một chuyên gia hỗ trợ thì quá tốt, nhưng nếu bạn bè ko ai rành máy móc thì có thể tham khảo một vài gợi ý sau.
Và nếu ngân sách của bạn hơn 15 triệu thì có thể liên hệ với mr Tiến (facebook) để được tư vấn, ổng khá dễ chịu và tư vấn rõ ràng dễ hiểu.
Ngân sách dưới 15tr thì cứ tiếp tục đọc. Sưu tầm được chút kinh nghiệm chọn cấu hình PC đồ họa nên viết chia sẻ luôn ở đây. Đặc biệt là bài viết dành cho các bạn không hiểu nhiều về máy móc nhé.
đặc biệt
- Mục tiêu của bạn là lắp một cái máy tính để dùng được chứ không phải trở thành chuyên gia phần cứng máy tính. Đừng sa đà quá vào các bài viết chi tiết là phần chọn cái này, chọn cái kia. Bạn sẽ rất tốn thời gian, mà sau này có dùng tới kinh nghiệm đó đâu.
- Phần cứng máy tính có thể thay đổi và nâng cấp dễ dàng, không phải chọn một phát là sài cả đời như lấy vợ đâu. Cứ chọn rồi sài, rồi kiếm tiền, sau này sẽ nâng cấp lên chứ có gì mà phải sợ. Tự tin mà mua, không phải xoắn.
- Mua hàng cũ thì tiết kiệm hơn, tìm chỗ bảo hành ngon là được.
- 15 triệu không phải 30 triệu.
Lão sư nào có kiến thức uyên thâm có thể bỏ chút thời gian góp ý để thêm cho anh em chút giải pháp nhé. Đa Tạ!
Thế nên chỉ cần đọc qua vài điều cơ bản dưới đây rồi tự ráp máy là xong. Thấy phù hợp nhu cầu là ngon lành, đáp ứng được yêu cầu của phần mềm đang dùng là ổn.
Lúc sài mà bị chậm thì nhờ người kiểm tra rồi giải quyết, lúc đó thì nâng cấp hay sửa đổi gì đó nó chuẩn hơn. Thôi giờ thì chọn máy thôi, mấy bước dưới đây sẽ giúp bạn chọn máy móc dễ dàng hơn.
Bước 1: dự định ngân sách và mục tiêu
Nếu có trên 30tr thì thoải mái không phải nghĩ nhiều luôn. Và Cường hiểu là ráp máy chuẩn, máy xịn thì đương nhiên tốt hơn chứ. Nhưng không lẽ chờ đến khi đủ 30tr rồi mới ráp máy? Lúc đó nhu cầu xã hội lại tăng lên tới máy 50tr thì sao.
Khổ nỗi ngân sách của anh em rơi vào 10-15 triệu là nhiều, thì ta ráp phù hợp với túi tiền, ráp máy đồ họa dưới 15 triệu thôi.
Ở bài nói cách chọn cấu hình laptop đồ họa mình cũng có nói sơ về về cách chọn rồi. Tóm lại một cách đơn giản là dùng phần mềm nào thì xem yêu cầu phần cứng của phần mềm đó. Sau đódựa theo ngân sách mà tăng hoặc giản cấu hình cho hợp lý.
Dưới đây là yêu cầu phần cứng của các phần mềm đồ họa phổ biến
- Adobe Photoshop CC 2017 (xem)
- Adobe Illustrator CC 2017 (xem)
- Adobe Indesign CC 2017 (xem)
- Adobe After Effect CC 2017 (xem)
- Adobe Premier CC 2017 (xem)
- Maxon Cinema 4D (xem)
- 3Dx MAX (xem)
- Camtasia (xem)
- AnimeStudio (xem)
Nếu như bạn muốn tìm cấu hình một phần mềm nào đó khác thì dễ lắm, Cường chỉ luôn. Search google cụm từ “tên phần mềm + requirements“, ví dụ như “photoshop requirements” là sẽ tìm ra trang ghi cấu hình đề nghị. Trang này thường là của hãng sản xuất ra phần mềm luôn.
Ví dụ như bạn cần dùng Photoshop cc 2017 và xem cấu hình yêu cầu ở link phía trên. Yêu cầu máy của bạn tối thiểu phải bằng hoặc hơn những thông số tô đỏ bên dưới. Và nhớ đây là cấu hình tối thiểu để chạy thôi nhé, nếu như file nặng thì sẽ cần phải có cấu hình máy tốt hơn đấy.
Windows
- Intel® Core 2 or AMD Athlon® 64 processor; 2 GHz or faster processor
- Microsoft Windows 7 with Service Pack 1, Windows 8.1, or Windows 10
- 2 GB of RAM (8 GB recommended)
- 2.6 GB of available hard-disk space for 32-bit installation; 3.1 GB of available hard-disk space for 64-bit installation; additional free space required during installation (cannot install on a volume that uses a case-sensitive file system)
- 1024 x 768 display (1280×800 recommended) with 16-bit color and 512 MB of dedicated VRAM; 2 GB is recommended*
- OpenGL 2.0–capable system
- Internet connection and registration are necessary for required software activation, validation of subscriptions, and access to online services.**
macOS
- Multicore Intel processor with 64-bit support
- macOS version 10.12 (Sierra), Mac OS X version 10.11 (El Capitan), or Mac OS X version 10.10 (Yosemite)
- 2 GB of RAM (8 GB recommended)
- 4 GB of available hard-disk space for installation; additional free space required during installation (cannot install on a volume that uses a case-sensitive file system)
- 1024 x 768 display (1280×800 recommended) with 16-bit color and 512 MB of dedicated VRAM; 2 GB is recommended*
- OpenGL 2.0–capable system
- Internet connection and registration are necessary for required software activation, membership validation, and access to online services.**
Yêu cầu là tối thiểu 4GB ram thì phải ráp máy 4GB ram trở lên, mấy cái thông số khác cũng vậy. Cứ ráp máy có thông số cao hơn yêu cầu phần mềm là chạy phà phà thôi.
Cứ việc list ra các phần mềm cần dùng và ráp máy theo cấu hình đó là chuẩn nhất đấy.
Bước 2: chọn lựa máy móc, phần cứng
1. Màn hình : 3.000.000đ
Màn hình giờ rẻ lắm, chỉ tầm 3tr là to oành 10-23inch rồi. Có 2 yếu tố lớn cần chú ý khi mua màn hình:
- Độ phân giải tối thiểu nên là Full HD nhé, màn hình to tổ bố mà độ phân giải kém thì hạt pixel to oành xem chán lắm. Và có một số phần mềm yêu cầu độ phân giải màn hình tối thiểu nữa. Nên từ Full HD là sẽ ổn.
- Màu sắc cũng quan trọng nữa, nên bật lên để xem màu sắc và chữ có nét không trước khi mua.
Bạn có 3tr để chọn một màn hình to mà độ phân giải Full HD đó. Thoải mái mà chọn, đừng vượt ngân sách là ok.
=> Màn hình tốt nhất cho là đồ họa ? Dell Ultrasharp U2714H
2. Main – CPU – RAM – VGA
- Mainboard – 1.500.000đ : Nếu bạn mua dòng Workstation (Dell T3500, HP Z600 …) thì khỏi phải nghĩ chọn món này tại vì mainboard nó theo thùng máy luôn. Còn nếu tự ráp thì mainboard nên có khe card VGA để sau này nâng cấp nữa.
Và phải gắn được DDR3 trở đi chứ DDR2 là cũ quá rồi.
- CPU – bộ xử lý : 4.000.000đ Anh em cứ hay bàn luận là chọn Core I5, I7 hay là Xeon. Thì mình xin phép nói luôn một số thứ mình biết.
Xeon dùng cho các dòng máy trạm nên sẽ trâu bò hơn, khỏe thì chưa chắc bằng nhưng nó rất trâu, rất bền nhé. Xeon không có tích hợp card màn hình như một sốt đòng Core i.
Cá nhân Cường thì luôn nghĩ là thằng nào việc đó, chọn thằng một nhiệm vụ thì hiệu suất sẽ cao hơn là thằng đa nhiệm. Bạn sẽ thường thấy một số máy đề là card màn hình HD3000 HD4000 HD5000 … thì đó là dòng chip VGA tích hợp trong CPU core của Intel.
Cũng có một số dòng Core không tích hợp VGA rất khỏe và cũng rất trâu – đương nhiên cũng rất đắt.
Mình thì chọn XEON vì dùng render phim nhiều. Bạn nào ko render phim ảnh thì nên chọn các CPU dòng Core. - RAM – 8GB :1.200.000đ Cái này khỏi nói, ram nhiều thì mở file lớn hơn, nhiều phần mềm một lúc hơn. Ram thì buzz càng cao càng xịn, GB càng nhiều càng phê. Buzz Ram cần có sự đồng bộ của CPU và Mainboard, nên khi mua thì hỏi người tư vấn là có cái mainboard và cpi có hỗ trợ buzz đó không là ổn.
Một điểm nữa cần lưu ý là Ram có độ trễ thấp thì sẽ nhanh hơn loại độ trễ cao. Và nó tỷ lệ nghịch với giá tiền nên là dư tiền hãy nghĩ đến các RAM độ trễ thấp. Vì cơ bản thì tốc độ RAM là rất cao rồi. - VGA : 2.000.000đ Mục đích làm đồ họa thường phân vân giữa việc chọn VGA mạnh hay là CPU mạnh. Tiền nhiều thì không nói, nhưng ở đây có 15tr thôi.
Nên ta sẽ dùng khoảng 2tr cho card đồ họa. Mấy cái card màn hình đồ họa tầm 2tr thì chạy cũng bá phết rồi đấy.- Ưu tiên của Nvidia nhé, hỗ trợ phần mềm nhỉnh hơn mấy hãng khác. (lý do)
- Chọn bit càng cao xử lý đồ họa tốt hơn.
- Tham khảo thử dòng card “Nvidia Quadro 2000″ vừa giá tiền.
6. Ổ cứng : 1.500.000đ
Ổ SSD 256GB hoặc là ổ HDD 1TB. SSD thì nhanh hơn mà dung lượng ít, và ngược lại HDD lưu trữ nhiều thì tốc độ thấp hơn. SSD sẽ giúp việc khởi động phần mềm siêu nhanh, mở các file dung lượng lớn mượt mà.
Nếu có điều kiện, lắp một ổ SSD 256 chứa windows và phần mềm, 1 ổ HDD để lưu trữ dữ liệu là giải pháp hoàn hảo.
7. Thùng máy – nguồn : 1000.000đ
Thùng máy nào ráp được nguồn cung cấp đủ điện cho mainboard là okey. Cái này kêu nhân viên cửa hàng tư vấn cho bớt suy nghĩ.
8. Phụ kiện – 1.000.000đ
- Đầu đọc thẻ nhớ rất cần thiết đó. Laptop thường tích hợp luôn nên Cường ráp máy quên mất cái này.
Nhưng mà mấy tiệm bán đồ phụ kiện bán rẻ bèo, 60k là đọc full các loại thẻ rồi. Em dùng cái loại 60k xong vài bữa đập nát bét vì bực, nó đọc ko được file lớn và lỗi liên tục.
Mua luôn cái đọc thẻ 3.0 của Kingston – có 210.000đ thôi, Cường mua ở đây http://memoryzone.com.vn/dau-doc-the-kingston-mobilelite-g4-chuan-30/ - Card wifi cũng như trên. Mua máy thường hay quên cái này, hoặc nếu bạn có dây mạng cắm vào thì khỏi cần card wifi. Tuy nhiên cái card wifi có 150k thôi à, mua luôn gắn cho tiện.
- Chuột, bàn phím. Hai cái này món phụ, tuy nhiên nếu có tiền thì mua bàn phím cơ đánh cho nó êm tay. Chuột thì cứ Logitech không dây 200k mà phang là được rồi.
Yeah, ráp máy đồ họa dưới 15tr thôi nào
Và nhắc lại một điều “15 triệu không phải 30 triệu nhé”. Dưới đây là một số cấu hình đồ họa tầm 15tr cho các bạn tham khảo nha.
Cấu hình đồ họa 1 : 15tr
-
Màn hình LG IPS 23mp65 tầm: 2.5tr
-
Workstation Dell T3500: 10 ++
-
Bàn phím + chuột Logitech: 1tr
Cấu hình đồ họa 2: 15tr
-
Màn hình LG IPS 23mp65 tầm: 2.5tr
-
Workstation HP Z600: 12tr ++
-
Bàn phím + chuột Logitech: 1tr
Cấu hình tự ráp …
-
Bạn nào rành có thể comment chia sẻ kiến thức luôn nhé, cho anh chị em tham khảo vài cấu hình. Cảm ơn !
NÂNG CẤP MÁY
Ráp xong, chạy một thời gian sẽ phát sinh nhu cầu nâng cấp máy. Tùy theo nhu cầu mà nâng cấp cho phù hợp.
Thường tác vụ chậm thì do CPU, RAM hoặc ổ Cứng. Mở Task Manager lên xem tác vụ nào đang quá tải thì nâng cấp cái đó. Còn nếu xử lý đồ họa chậm thì nâng Card màn hình lên, như đã nói ở trên thì ưu tiên Nvidia.
Ví dụ trong hình dưới đây. Tác vụ đang chạy ngốn đến 78% CPU và 50% RAM – vậy thì cứ tập trung vào nâng cấp 2 thứ này thôi. Dễ không ??? Cường thấy quá dễ luôn ấy chứ.
Mình hướng dẫn chi tiết cách chọn phần cứng nâng cấp ở một bài khác nhé. Mà rồi đấy, giờ thì lắp máy thôi. Lựa chọn địa chỉ ráp máy và bảo hành uy tín mà ráp nhé.
Và bạn nào đang tự học Photoshop thì có thể theo dõi kênh của mình nhé http://youtube.com/tuhocphotoshopnet
Incoming search terms:
- laptop cho designer
- máy tính đồ họa
- build máy tính đồ họa 3d mỹ tho
Ham học hỏi, học 1 hiểu 10 chỉ tội hơi nổ. Qua chặng đường 4 năm (2012-2016) với ngành đồ họa, blog Tôi học đồ họa này là nơi mình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về đồ họa.
[ học photoshop ] – [ Facebook ]– [ Liên hệ ]